5 Cách Chữa Nhiệt Miệng Dân Gian Hiệu Quả, Dễ Dùng

您所在的位置:网站首页 mieng dan cach nhiet cua blackboard 5 Cách Chữa Nhiệt Miệng Dân Gian Hiệu Quả, Dễ Dùng

5 Cách Chữa Nhiệt Miệng Dân Gian Hiệu Quả, Dễ Dùng

2023-02-28 12:24| 来源: 网络整理| 查看: 265

Áp dụng các biện pháp dân gian chữa nhiệt miệng cũng mang lại hiệu quả tích cực, giúp các vết nhiệt miệng nhanh lành hơn. Các biện pháp dân gian chỉ nên áp dụng với trường hợp nhẹ, mới khởi phát, không thích hợp khi vết nhiệt miệng đã nghiêm trọng, xuất hiện ở nhiều vị trí. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa nhiệt miệng dân gian dưới đây.

5 Cách chữa nhiệt miệng dân gian đơn giản, dễ thực hiện

Nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân gây ra, biểu hiện chính của bệnh là sự xuất hiện của một vài đốm trắng mọng nước. Ban đầu chỉ là cảm giác nóng hoặc ngứa ran, sau phát triển thành đốm đỏ, rồi thành vết sưng hình bầu dục. Tiếp đó các đốm sưng này vỡ ra, tạo thành các vết loét, gây cảm giác đau rát, khó chịu.

Hiện nay, khoa học vẫn chưa xác định được cụ thể nguyên nhân gây nhiệt miệng. Do đó, nhiệt miệng đa phần được điều trị bằng các phương pháp dân gian và các loại thuốc giảm đau, cải thiện triệu chứng và thúc đẩy quá trình hồi phục. Dưới đây là 5 cách chữa nhiệt miệng dân gian đơn giản, dễ thực hiện, được nhiều người đánh giá cao:

1. Cách chữa nhiệt miệng dân gian bằng lá bàng

Dùng lá bàng chữa nhiệt miệng là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Lá bàng tươi có chứa tanin, protein, amino acid, flavonoid, chloroform, glycosides, alkaloids, carbohydrates… có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ chữa bệnh. Theo dân gian, lá bàng có thể chữa đau dạ dày, chữa các vết thương ngoài da, các vết loét. Theo một số nghiên cứu, lá bàng có tính kháng khuẩn, sát khuẩn, có khả năng hỗ trợ điều trị viêm họng, nhiệt miệng, viêm răng lợi…

Dùng lá bàng non là một trong những cách chữa nhiệt miệng dân gian đơn giản, dễ thực hiện tại nhàDùng lá bàng non là một trong những cách chữa nhiệt miệng dân gian đơn giản, dễ thực hiện tại nhà

Cách thực hiện:

Lấy 1 nắm lá bàng non, rửa sạchĐun sôi với nước, để sôi trong 30 phútTắt bếp, chắt lấy nước, bỏ bãDùng nước này súc miệng 2 – 3 phút mỗi lầnKiên trì áp dụng 2 – 3 lần/ngày, sau 4 – 5 ngày sẽ thấy các vét loét nhiệt miệng được cải thiện.

Lưu ý: Khi áp dụng phương pháp chữa nhiệt miệng bằng, có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng răng hơi ố vàng. Đây là do nhựa lá bàng tiết ra, bám vào răng, sau khi ngưng sử dụng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì màu vàng này sẽ biến mất.

2. Cách trị nhiệt miệng dân gian bằng lá húng quế

Lá húng quế còn được gọi là húng chó, là loại rau thơm nhiều công dụng, không chỉ được ăn kèm với các thực phẩm khác mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Lá húng quế có khả năng chống nấm kháng khuẩn, chứa các hợp chất như cineole, eugenol, camphene có thể làm dịu tình trạng sung huyết. Ngoài ra, loại rau thơm này còn giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng tốt với hệ tim mạch, hệ thần kinh, có lợi cho thận, tốt cho sức khỏe của da và tóc…

Cách thực hiện:

Lấy một nắm húng quế, rửa sạchCó thể dùng trong các món ăn hàng ngày hoặc ăn trực tiếp, nhai kỹ rồi nhấp vài ngụm nướcMỗi ngày ăn một ít, chia làm nhiều lần trong ngày.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều lá húng quế. Không sử dụng cho người có nồng độ đường huyết thấp, người bị tiểu đường hoặc có tiền sử bị hạ đường huyết. Ngoài ra, húng quế còn có khả năng làm loãng máu, do đó, nếu đang sử dụng thuốc chống loãng máu thì tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng rau húng quế.

3. Dùng rau ngót chữa nhiệt miệng tại nhà

Một trong những cách chữa nhiệt miệng dân gian đơn giản, dễ thực hiện tại nhà chính là sử dụng rau ngót. Theo y học cổ truyền, rau ngót vị ngọt, tính mát, có khả năng nhuận tràng, bổ huyết, thanh nhiệt, giải độc đặc biệt tốt cho sức khỏe. Không chỉ có khả năng chữa nhiệt miệng, rau ngót còn giúp chữa sót nhau thai, chảy máu cam, tưa lưỡi cho trẻ em, giải độc rượu, chữa đau nhức xương khớp.

Rau ngót vị ngọt, tính mát, rất thích hợp với những trường hợp nhiệt miệng do nhiệt (nóng trong)Rau ngót vị ngọt, tính mát, rất thích hợp với những trường hợp nhiệt miệng do nhiệt (nóng trong)

Cách thực hiện:

Lấy 1 nắm rau ngót non, tươi, rửa sạchCho vào cốt giã, vắt lấy nước cốt rồi thêm vào một ít mật ongDùng tăm bông hoặc một miếng vải sạch, chấm hỗn hợp và thoa lên vết nhiệt miệngKiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày, sau nhiều lần sẽ thấy vết loét được cải thiện.

Lưu ý: Bên cạnh việc thoa nước rau ngót lên vết loét, bạn cũng có thể thêm rau ngót vào bữa ăn để thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau ngót, lý do là trong rau ngót có chứa papaverin, có thể gây co thắt cơ trơn tử cung, nếu ăn nhiều sẽ gây nguy cơ sẩy thai.

4. Cách chữa nhiệt miệng bằng cây bìm bịp

Cây bìm bịp còn gọi là cây mảnh cộng, cây xương khỉ, cây liền xương cốt, thuộc loại cây bụi, có hoa màu đỏ hoặc hồng. Theo y học cổ truyền, loại cây này vi ngọt, tính bình, có tác dụng mát gan, tăng tiết mật, giảm đau, trị vàng da, phong thấp, gãy xương…

Sử dụng cây bìm bịp chữa nhiệt miệng là một trong những cách chữa nhiệt miệng dân gian được nhiều người biết đến. Theo một số nghiên cứu hiện đại, cây bìm bịp có chứa flavonoid, cerebrosid, chất xơ, glycosid, tannin, glycerol, đạm, chất béo… Có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giảm đau, giảm viêm, tăng cường đề kháng, bảo vệ sức khỏe.

Cách thực hiện:

Cách 1: Dùng lá bìm bịp tươi

Lấy 60g lá bìm bịp tươi, rửa sạch, để ráo nướcGiã lá bìm bịp tươi, vắt lấy nước cốtDùng nước này ngậm nuốt dần hoặc ngậm súc và nhả đều được.

Cách 2: Dùng cây bìm bịp khô

Lấy 50g cây bìm bịp phơi khô, rửa sạchSắc với 2 lít nước, thấy còn 1 lít nước thì có thể tắt bếpDùng nước ngày uống hết trong ngày để hỗ trợ chữa nhiệt miệng.

Lưu ý: Không sử dụng bìm bịp đường uống cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, tuy nhiên, nếu chỉ dùng để súc miệng thì được. Không dùng cho người huyết áp thấp hoặc có tiền sử về bệnh này.

5. Dùng rau đắng để chữa nhiệt miệng

Rau đắng là loại cây dân dã, đã được dân gian biết đến và sử dụng để chữa nhiệt miệng từ lâu. Rau đắng còn được gọi là cây xương cá, biển súc hay cây càng tôm. Loại rau này có vị đắng, không độc, tính bình, có tác dụng mát gan, hạ sốt, lợi tiểu, tốt cho tiêu hóa.

Rau đắng đất có vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độcRau đắng đất có vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, diệt khuẩn, kháng khuẩn

Trong rau đắng có chứa tannin, alkalod, vitamin C, sesquiterpene, flavonoid… có thể chống lại vi khuẩn gram dương và gram âm, chống nhiễm trùng, chữa mụn nhọt, ho sốt hay nhiệt miệng đều rất tốt.

Cách thực hiện:

Lấy 1 nắm rau đắng đất, rửa sạch, giã lấy nước cốtDùng nước này ngậm trong vài phút, rồi từ từ từng chút mộtRiêng với trẻ em, nếu không uống được có thể dùng tăm bông chấm nước cốt lên vết nhiệt miệngThực hiện 2 – 3 lần/ngày, đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả.

Lưu ý: Rau đắng đất rất tốt cho sức khỏe, bạn có thể dùng rau đắng phơi khô, hãm với nước sôi uống như trà. Tuy nhiên, nên thận trọng dùng cho phụ nữ mang thai vì có nguy cơ gây xuất huyết, xảy thai. Không dùng một lượng lớn rau đắng mỗi ngày, vì rau đắng tính mát nếu ăn nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Lời khuyên cho người bị nhiệt miệng

Các cách chữa nhiệt miệng dân gian mặc dù an toàn, đơn giản, chi phí thấp nhưng tác dụng chậm. Khi áp dụng các phương pháp này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Các biện pháp dân gian chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị, không thể loại bỏ tận gốc tình trạng nhiệt miệng. Hơn nữa, các phương pháp này có tác dụng chậm, hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, bạn phải kiên trì trong thời gian dài thì mới thấy hiệu quả.Để hỗ trợ quá trình điều trị, bạn nên súc miệng bằng nước muối mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp làm lành vết thương nhanh chóng mà còn có thể phòng ngừa được các bệnh về răng miệng và hô hấp.Nên chú ý trong việc chăm sóc răng miệng, nên chải răng 2 ngày/lần, dùng chỉ nha khoa và các sản phẩm chăm sóc răng miệng. Nên tránh các sản phẩm có chứa Sodium Laury Sulfate vì nó có thể làm các vết loét của bạn dai dẳng, khó lành hơn.Nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, tránh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A, vitamin B, acit folic, vitamin C.Tránh sử dụng các thực phẩm quá nóng, quá cay, quá chua… Nên chọn các thực phẩm mềm, dễ nuốt để không gây đau rát, khó chịu trong quá trình ăn uống.Đặc biệt, nên ăn nhạt, tránh cà phê, rượu bia, thuốc lá, bánh kẹo, nước ngọt có gas để tránh tình trạng vết thương lâu lành.

Có nhiều cách trị nhiệt miệng dân gian đơn giản, chi phí thấp mang lại hiệu quả tích cực cho người bệnh. Thế nhưng, cũng có những trường hợp sau nhiều lần áp dụng vẫn không thấy hiệu quả, ngược lại càng nghiêm trọng hơn. Với trường hợp này, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để hiểu thêm về tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

10 Cách trị nhiệt miệng tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanhTop 15 loại nước ép trái cây tăng sức đề kháng, tốt cho sức khỏe


【本文地址】


今日新闻


推荐新闻


CopyRight 2018-2019 办公设备维修网 版权所有 豫ICP备15022753号-3